Ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Mỗi vùng đất có những đặc điểm khác nhau về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán sinh hoạt nên cách hình thành nên nét đẹp văn hóa ẩm thực là khác biệt. Văn hóa ẩm thực đã thực sự trở thành mảnh ghép hoàn hảo không thể thiếu của du lịch. Tây Bắc nơi nổi tiếng được mệnh danh là “Rừng thiêng, nước độc”. Bằng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và sự sáng tạo của con người sống với núi rừng này đã chế biến thành nhiều món ăn dân tộc. Tạo nên một “Ẩm thực Tây Bắc” độc đáo, đặc biệt đậm chất riêng để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

1. Ẩm thực Tây Bắc là sự hòa quyện của nhiều loại đặc sản phong phú

Mắc khén - Đệ nhất gia vị Tây Bắc

Mắc khén là một món quà mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng người dân nơi đây, tạo ra thứ gia vị đặc trưng được cho là độc nhất vô nhị, góp phần làm cho nền ẩm thực Việt Nam thêm phần phong phú. Ai đã được từng nếm hương vị những món ăn chế biến từ gia vị này chắc chắn sẽ khó lòng quên được hương vị đặc trưng của nó đem lại.

Hạt mắc khén được người dân mang về sử dụng như một thứ gia vị từ bao giờ không ai biết; đặc biệt trong bếp của đồng bào dân tộc Thái ở Lai Châu, hạt mắc khén là loại gia vị không thể thiếu. Hạt mắc khén sử dụng lúc tươi là thơm ngon nhất; để dùng quanh năm bà con đem phơi hoặc hong khô trên bếp, khi dùng đem xay vỡ để dậy mùi thơm. Hạt mắc khén có mùi thơm nồng, khi ăn tạo cảm giác cay tê vừa phải nơi đầu lưỡi.
 
Những món ăn của đồng bào Thái như: cá nướng (hay còn gọi là “Pa pỉnh tộp”), thịt gác bếp, thịt nướng, thịt hun khói… thường dùng mắc khén để ướp. Có thể nói hạt mắc khén là gia vị tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc nơi núi rừng Tây Bắc, không thể lẫn với một vùng miền nào khác.
 
Nhắc đến gia vị Tây Bắc thì không thể nào không nhắc đến Chẩm Chéo. Đây là nước chấm đặc biệt của đồng bào Tây Bắc, được làm từ các gia vị như muối, mì chính, hạt dổi, ớt khô và mắc khén. Đầu tiên ớt và tỏi sẽ được mang đi nướng cho dậy mùi, sau đó được trộn và giã nhuyễn cùng các gia vị còn lại.
Chẩm Chéo
 
Hương vị thơm ngon của Chẩm Chéo đã góp phần làm phong phú thêm kho đặc sản miền Bắc và trở thành món ăn không thể thiếu trong mâm cơm của người Thái. Đến với Vua Đặc Sản bạn sẽ có ngay món Chẩm chéo vừa lạ miệng vừa độc đáo, đã ăn thì nghiện, lâu không ăn thì nhớ, nghiện cái hương vị đặc trưng không đâu có được, nghiện cái thứ gia vị đậm đà, chân chất như chính những con người của núi rừng nơi đây.
 
Hạt dổi - Linh hồn ẩm thực Tây Bắc
 
Khi nhắc đến những gia vị đặc trưng trong ẩm thực Tây Bắc, không thể không nhắc đến hạt dổi. Hạt dổi được mệnh danh "linh hồn" của ẩm thực Tây Bắc. Hương thơm hạt dổi rất đặc trưng, khác biệt hoàn toàn so với những loại gia vị thông thường như tiêu, quế, hồi,... Chỉ cần một vài hạt dổi đã giúp cho mùi vị món ăn trở nên đặc biệt hơn hẳn.
 
Cây dổi được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Tuyên Quang, Hòa Bình… Hạt dổi còn được gọi với cái tên "hạt tiêu rừng". Khi sử dụng để nấu ăn hạt dổi được nướng bằng than cho dậy mùi thơm sau đó giã nhỏ và thêm vào thức ăn. Một số những món ăn đặc trưng của miền núi phía Bắc như cá nướng, thịt trâu gác bếp, không thể thiếu gia vị này. Hạt dổi chính là bí quyết làm nên hương vị của những món ăn đặc sản vùng cao.

Tin liên quan

Từ khóa: ẩm thực tây bắc, mắc khén, hạt dổi, chẩm chéo, tương ớt mường khương, giấm táo mèo, thịt trâu gác bếp, lạp sườn

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

TOP