Những ngày này tiết trời đang vào thu, ngồi dưới mái hiên nhâm nhi miếng bánh, nhấp một ngụm trà xanh rồi cảm nhận vị ngọt hòa quyện cùng vị chan chát thanh thanh. Tâm hồn bình yên đến lạ.

 

Khẩu sli còn được gọi là bánh gạo nếp nổ hay bánh bỏng kẹp lạc, thường được ăn kèm khi uống nước chè xanh. Thứ bánh này là một trong những loại bánh đặc sản địa phương mà người Cao Bằng thường dùng để mời khách khi đến chơi nhà.

Cái tên bánh khẩu sli nghe lạ lạ vui tai khiến nhiều người nghe lần đầu tò mò. Khẩu sli thường có hình dáng to bằng viên gạch đỏ, lớp trên là lạc màu nâu bóng mượt , lớp dưới là bỏng gạo mịn màng. Qua nhiều công đoạn chế biến, hai lớp bánh dính chặt lấy nhau, ăn giòn tan, dẻo quẹo lại có vị bùi ngọt khiến cho nhiều du khách ăn một miếng mà vấn vương mãi cái hương vị lạ lẫm đó.
Nguyên liệu chính tạo nên bánh khẩu sli là gạo nếp, bột cám, lạc và đường phên, tất cả đều là nguyên liệu sẵn có của Cao Bằng. 

Trước đây người Cao Bằng chỉ làm khẩu sli trong những dịp lễ tết, hội hè. Bây giờ, khẩu sli đã trở thành thứ bánh bày bán hằng ngày như nhiều thứ quà khác

 

Ngày trước rất chú trọng việc chọn nếp khi làm bánh bởi đây là loại bánh đòi hỏi người làm phải chịu khó, tỉ mỉ và tinh tế. Nếp để làm bánh phải chọn nếp ngon, mẩy đều, mười hạt như mười. Đồ nếp chín rồi dỡ ra, để nguội. Trộn xôi với cám gạo, loại cám mới xay thơm và mịn, đảo đều, đánh tơi ra. Làm thế cốt để cơm nếp không dính vào nhau mà rời ra từng hạt. Có người đem xôi rửa qua nước nguội cho khỏi dính, cách làm này nhanh và đỡ mất công nhưng sẽ làm giảm độ thơm ngon của nếp.

Sau công đoạn này lại phơi thêm một nắng cho hạt nếp se lại mới đem giã thành xôi dẹt. Sàng sẩy sạch sẽ, loại bỏ những hạt gãy nát xong lại đem phơi cho khô hẳn. Như thế tạm xong khâu chuẩn bị, sau đó rang xôi trong chảo gang. Khi rang để lửa vừa phải, đảo cho đều tay. Hạt nếp chín đều, nở phồng, cắn thấy vừa giòn vừa xốp là được.

Đường để làm Khẩu sli thường là đường phên (loại đường thẻ của địa phương, miếng to chừng bàn tay). Đường được đun chảy, khi đun thêm một chút nước thành một thứ mật sền sệt. Để thử xem được chưa, người ta chờ cho đường sôi một lúc, nhỏ một chút vào bát nước lạnh, thấy đường vón cục lại, “ngồi” dưới đáy bát là đã đủ độ.

Bỏng nếp đã sẵn sàng. Cho bỏng vào chảo đường đang sôi, nhanh tay đảo để đường và bỏng quyện đều nhau. Đổ ra khuôn gỗ vuông, dàn đều, dùng chai thủy tinh cán qua cán lại nén cho chặt.

Sau cùng đổ lên mặt bánh một lớp kẹo lạc (kẹo đậu phộng) dàn cho phẳng. Kẹo và bánh kết dính nhau làm một. Chờ cho bánh nguội, dùng dao bén cắt thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Dùng giấy bản gói bánh thành từng phong, từng cọc. Bên ngoài bọc lớp giấy hoa hay giấy xanh đỏ cho đẹp. Bánh được bọc trong lớp nilông để chống ẩm, để được lâu mà không bị ỉu, vẫn giòn, thơm.

Chiếc bánh khẩu sli mới chỉ trông thôi đã thấy ngon. Những hạt nếp phồng trắng ngà xáo với đường cứ vàng ươm, óng ánh. Lớp kẹo lạc phủ trên mặt bánh một màu nâu đỏ, bóng mượt. Nếm thử, miếng bánh giòn tan trong miệng, có vị thơm dẻo của nếp rang, vị bùi béo của lạc, vị ngọt thanh của đường mía. Dùng bánh khi uống trà lại càng hợp khẩu. Cái hương vị rất riêng, rất đặc biệt của khẩu sli khiến nhiều người phải vương vấn mãi.

Hiện tại Vua Đặc Sản đang cung cấp Bánh Khẩu Sli trên toàn quốc. Liên hệ: https://www.facebook.com/VUADACSAN.1/ 

Nguồn: Tổng hợp


Tin liên quan

Từ khóa: Bánh Khẩu Sli

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận

TOP